Điền xanh ký sự - Kỳ 1: Chùa Châu Thới Sơn

Ngoài những giờ làm việc tại công ty, các thành viên Điền Xanh luôn có những hoạt động ngoại khóa để xả stress trong công việc cũng như để mọi người có điều kiện chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động dã ngoại còn là thời gian để mọi người hoàn thiện bản thân trong cách ứng xử, giao tiếp xã hội.

Trong kỳ 1: Điền xanh ký sự lần này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc Chùa Châu Thới Sơn nhân ngày mừng Đại lễ Phật Đản. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương,nên có tên chùa Núi Châu Thới, chùa được xếp hạng là Di tích Danh lam – Thắng cảnh quốc gia.




Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán ''Châu Thới Sơn Tự'. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ ''TỪ BI - Hỉ XẢ..."'. Giữa Giảng Phật đường có tấm biển đề 4 chữ: ''Châu Thới Sơn Tự”, trên biển có ghi thêm dòng chữ ''Tân Dậu niên, chánh ngoặt sơ kiết nhật'' (ngày tốt đầu tháng giêng năm Tân Dậu) bên dưới ghi rõ hàng số 1612.

Trong thời Pháp thuộc, nhờ vào địa thế hiểm trở và cảnh u tịch thanh vắng của ngôi chùa núi, nhiều người yêu nước thường đến đây ẩn náu, tụ hợp để hoạt động chống Pháp: Vào năm 1916 các hội viên của ''Thiên Địa Hội'' thuộc vùng Dĩ An - Lái Thiêu đã đến chùa Châu Thới tập võ nghệ mưu tính việc chống lại bọn cai trị người Pháp. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, chùa Núi Châu Thới là nơi có nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đến ẩn náu và hoạt động cánh mạng.


Năm 1971 hoàn tất việc xây 220 bậc thềm đường dẫn lên chùa, đến năm 1989 xây thêm cửa tam quan. Ngôi chánh điện được xây lại khá quy mô bằng bê tông cốt sắt vào năm 1993... Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía.

Chánh điện được thiết kế: Dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVll) và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa. Vào năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim đưa từ Hà Nội về và được nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn trên đó. Trong các năm 1996-1998 chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng và cũng trong năm 1996 chùa cho xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24m, dùng làm nơi để các tượng thờ, riêng tầng tư dành để thờ Xá Lợi Phật. Gần đây vào năm 2002, bên phải ngôi chùa lại có thêm một công trình mới gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng quan Âm bằng đồng cao 3m, nặng 3 tấn.

 



Với giá trị nhiều mặt về lịch sừ văn hóa, tôn giáo du lịch.., chùa Núi Châu Thới đã được công' nhận là DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ THẮNG CẢNH cấp quốc gia theo Quyết định số 451NH-QĐ ngày 21-4-1989.

hinh1.pnghinh2.pnghinh3.pnghinh4.png

Công ty TNHH Nông Nghiệp Điền Xanh

Địa chỉ : 96/50 - Tây Hòa - Phước Long A - TP. Thủ Đức - TP. HCM

Giấy phép kinh doanh số: 0311403474. Cấp lần đầu ngày 12 tháng 12 năm 2011. Cấp thay đổi lần 5 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

Điện thoại: 028.3728.4024 - 3728 4025 - 3728 4026 - Fax: 08.3640.2354

Email: cty.dienxanh2011@gmail.com

 

Hôm nay:
Tổng cộng:
59
797200

3.42%
23.11%
6.95%
1.28%
0.39%
64.85%
Online: 3