Tây Nguyên: thêm một giống cây trồng mới đầy triển vọng

Ngoài các loại cây truyền thống như cà phê, cao su, điều, ca cao…trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã đưa vào trồng thử nghiệm thêm một loại cây mới là cây Macadamia hay còn gọi tắt là (Mắc-ca)

Một loại cây có nguồn gốc từ Australia. Bộ phận ăn được của trái Mắc-ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào.

Với một diện tích đất đỏ bazan rộng lớn khoảng 2 triệu ha chiếm trên 60% diện tích đất đỏ bazan của cả nước, Tây Nguyên là mảnh đất khá phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp xuất khẩu. Ngoài các loại cây truyền thống như cà phê, cao su, điều, ca cao…trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã đưa vào trồng thử nghiệm thêm một loại cây mới là cây Macadamia hay còn gọi tắt là (Mắc-ca), một loại cây có nguồn gốc từ Australia. Bộ phận ăn được của trái Mắc-ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào. Trong dầu Mắc-ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Hạt Mắc-ca có tác dụng giảm cholesterol, phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, gồm 20 loại axít amin, trong đó có 8 loại axít amin thiết yếu cho cơ thể.

Cây Mắc-ca có giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây công nghiệp hiện đang được trồng ở Tây Nguyên. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì thị trường Mắc-ca trên thế giới hiện chỉ đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu. Cây Mắc-ca bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 5 - 6 trở đi, năng suất cây Mắc-ca khá cao, từ năm thứ 12 đến 15 trở đi, năng suất hạt đạt 3 tấn/ha, tương đương 1 tấn nhân. Đến thời kỳ định hình, 1ha Mắc-ca (khoảng 300 cây) có thể cho năng suất khoảng 2 tấn nhân. Với mức giá 25 USD/kg nhân (gần 450.000 đồng/kg) như hiện nay thì 1ha Mắc-ca có thể đạt 50.000 USD/năm xấp xỉ 900 triệu đồng.

Tại Đắk Lắk, từ năm 2002 cây Mắc-ca đã được đưa lên trồng thử nghiệm ở huyện Krông Năng với 9 dòng vô tính được nhập từ Australia và Trung Quốc. Sau 6 năm trồng, những cây Mắc-ca đầu tiên đã chứng tỏ sự thích nghi của mình trên mảnh đất Tây Nguyên và bắt đầu cho quả bói với năng suất từ 4-5kg hạt/cây và có cây cho tới 7-8kg hạt.

Hiện nay, tại Tây Nguyên nhiều tỉnh đã bắt đầu đưa loại cây mới này vào trồng thử nghiệm với hy vọng sẽ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và sản phẩm xuất khẩu của địa phương, ngoàii một số diện tích được trồng thử nghiệm tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) thì Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã trồng 1 ha tại TP Buôn Ma Thuột và Trung tâm nghiên cứu Thuỷ Nông Lâm Gia Lai cũng đã trồng 1 ha với mật độ trồng thuần trên 400 cây. Còn rải rác trong các khu vực trồng cà phê, ca cao ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, cây Mắc-ca vẫn tiếp tục được trồng thử nghiệm theo hình thức xen kẽ.



Qua kết quả nghiên cứu và theo dõi quá trình trồng thử nghiệm, các nhà khoa học cho biết trong 9 dòng vô tính đang được trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk thì giống OC là loại cây trồng khá phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đắk Lắk. Đây là giống cho năng suất cao, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh, cây có bộ tán cân đối, vững chắc, chịu hạn tốt thích nghi với điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết khi trồng loại cây này trong những tháng mùa khô, cần tưới nước bổ sung cho cây, nhằm giảm tỉ lệ rụng quả và làm tăng năng suất một số giống như H2 và OC.

Như vậy, việc đưa loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao này vào cơ cấu cây trồng các tỉnh Tây Nguyên đang rất khả thi. Tuy nhiên, liệu người dân có mặn mà với loại cây trồng mới này không khi thị trường tiêu thụ trong nước vẫn đang còn chưa manh nha, nhiều đại lý thu mua nông sản khi được hỏi về cây Mắc-ca thì họ lắc đầu với một câu trả lời chắc nịch “không biết”.

Thiết nghĩ, để đưa một lọai cây trồng mới vào thực tế thì cũng không khác nhiều so với việc sản xuất và đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Việc sản xuất sẽ không quan trọng bằng công tác thị trường. Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm Mắc-ca được làm tốt thì người dân sẽ ủng hộ việc đưa loại giống mới vào thực tế một cách tích cực bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại cao gấp 5-6 lần so với làm cà phê như hiện nay.

hinh1.pnghinh2.pnghinh3.pnghinh4.png

Công ty TNHH Nông Nghiệp Điền Xanh

Địa chỉ : 96/50 - Tây Hòa - Phước Long A - TP. Thủ Đức - TP. HCM

Giấy phép kinh doanh số: 0311403474. Cấp lần đầu ngày 12 tháng 12 năm 2011. Cấp thay đổi lần 5 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

Điện thoại: 028.3728.4024 - 3728 4025 - 3728 4026 - Fax: 08.3640.2354

Email: cty.dienxanh2011@gmail.com

 

Hôm nay:
Tổng cộng:
99
796106

3.42%
23.07%
6.96%
1.27%
0.39%
64.88%
Online: 2