Trồng dưa lưới trong nhà màng
Cây dưa lưới thuộc họ bầu bí (tên tiếng Anh là Muskmelon hoặc Cantaloupe; tên khoa học là Cucumis melo L.) là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Được biết tới là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người, dưa lưới có nguồn chứa chất chống Oxy hóa dạng polyphenol giúp phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hoạt động miễn dịch.
Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Đây còn là nguồn phong phú β-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A.
Dưa lưới chủ yếu được trồng trong nhà màng kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh, cho năng suất cao. Hiện nay có nhiều giống dưa lưới khác nhau trên thị trường, có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản…
Tùy các loại giống khác nhau, trái có hình tròn hoặc hình bầu dục, thời gian sinh trưởng 65 - 90 ngày, trong điều kiện nhà màng có thể trồng được 3 - 4 vụ/năm.
Với giá trị kinh tế tương đối cao so với các cây trồng khác, doanh thu 1ha dưa lưới có thể đạt 3 - 3,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 25% - 30%.
Hiện nay, cây dưa lưới được trồng chủ yếu trong nhà màng, được trồng nhiều ở TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang…; ngoài ra cũng có thể trồng dưa lưới ngoài đồng ruộng.
Dưa lưới trồng trong nhà màng chất lượng ngon hơn và chất lượng thu hoạch cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.
Chi phí đầu tư cho 1.000m² trồng dưa lưới trong nhà màng:
Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM trong những năm qua đã trồng, nghiên cứu nhân giống, lai tạo các giống dưa lưới phục vụ sản xuất. Trung tâm đã xây dựng quy trình trồng dưa lưới trong nhà màng và trồng ngoài đồng ruộng, sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân.
Lâm Vỹ Nguyên (Báo SGGP)